Tấm veneer có thể dùng để phục vụ cho nhu cầu trang trí cao cấp như nội thất xe hơi, nhạc cụ âm nhạc: violin, guitar...
Ở Việt Nam, veneer được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất hay ván sàn bằng cách dán tấm vener vào các mặt ván gỗ công nghiệp như MDF, MFC, Plywood, gỗ ghép, ghỗ tạp, gỗ dăm…
Cây gỗ dùng để lạng veneer, thường sẽ trải qua quá trình hấp hoặc luộc trước đó, khiến gỗ mềm hơn, dễ thao tác trong quá trình sản xuất đồng thời ngăn chặn việc tấm veneer bị nứt, gãy.
Một số phương pháp sản xuất veneer thông dụng hiện nay:
Lạng tròn: để dễ hình dung phương pháp này, hãy tưởng tượng khúc gỗ tròn như 1 cuộn giấy, người ta sẽ dùng 1 lưỡi dao sắc để “bóc” veneer từ ngoài vào trong khúc gỗ cho đến hết.
Lạng phẳng: khúc gỗ sẽ được cắt làm đôi, lưỡi dao cắt thẳng song song với lõi gỗ, từ phần ngoài vào, cho ra những tấm veneer có dạng vân núi, hay còn gọi là “Cathedral” trong tiếng anh
Lạng phần tư: đúng như tên gọi của nó, phương pháp này xẻ khúc gỗ ra thành 4 phần, sau đó tiến hành lạng veneer. Phương pháp này tạo ra những tấm veneer sọc, thẳng.
Về bản chất, tấm gỗ veneer có bề mặt là gỗ tự nhiên, có tất cả những tính chất của loài gỗ dùng để tạo ra loại veneer đó. Trong tình trạng gỗ trở nên khan hiếm và nhu cầu bảo vệ các nguồn tài nguyên trên thế giới- trong đó có tài nguyên rừng ngày một tăng cao, không ngoa khi nói veneer đã mang đến một giải pháp tối ưu cho nhu cầu sản xuất và sử dụng gỗ nói chung. Các nước phát triển thuộc Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước Châu Á, đã sử dụng những sản phẩm nội thất làm từ chất liệu này từ 30-40 năm trước nhằm tạo ra một môi trường sống thân thiện hơn.
Ưu điểm của gỗ veneer:
Nhược điểm của gỗ veneer